Quý trọng thời gian

Kinh tế phát triển liệu người dân có giàu lên?

Dù kinh tế Việt Nam có phát triển, đại đa số người dân vẫn chưa giàu. Thậm chí, một số người kiếm được nhiều tiền một cách bất chính lại có vẻ ngày càng nghèo đi. Nghèo ở đây là họ ngày càng nghèo về nhân cách và các giá trị tinh thần. Liệu đến khi nào người Việt chúng ta mới dám nhìn thẳng vào thực tế là cả người nghèo lẫn người giàu trong đất nước này đa phần đang dần “nghèo” đi? Chính vì thế mà khi nền kinh tế đi xuống, cái nghèo về vật chất được thấy rõ trong xã hội, và bên cạnh đó, cái nghèo về nhân nghĩa cũng thể hiện rõ không kém.

Đứng trước thực trạng đó của đất nước, tôi bắt đầu hình thành trong đầu những ý tưởng. Lúc đầu chỉ là những ý tưởng rời rạc dường như chẳng liên quan gì đến nhau. Nhưng rồi một ngày, mọi thứ được ghép lại dường như hoàn hảo với nhau. Như thế, tôi đã tìm ra con đường của mình để góp phần xây dựng đất nước bằng kinh tế. Tôi gọi con đường ấy là con đường: LÀM GIÀU BỀN VỮNG.

Giàu ở đây phải được hiểu rộng hơn là không chỉ giàu tiền, giàu bạc, mà còn là giàu quan hệ, giàu trí tuệ, giàu tinh thần, giàu hạnh phúc,... Khi chúng ta giàu có hơn về nhiều mặt, nghĩa là chúng ta đã giàu có đúng nghĩa. Giàu có đúng nghĩa tức là chúng ta thật sự thành công. Khi càng thật sự thành công, chúng ta chắc chắn sẽ càng hạnh phúc. Một dân tộc giàu có bền vững, thành công đúng nghĩa và hạnh phúc trọn vẹn sẽ tạo nên một xã hội dân chủ văn minh. Một xã hội dân chủ văn minh sẽ tạo nên một đất nước hùng cường. Một đất nước hùng cường sẽ là một di sản vĩ đại của thế hệ hôm nay để những thế hệ tiếp theo có thể tự hào kế thừa.

Đó sẽ là một con đường dài, rất dài, có thể bằng cả phần đời còn lại của tôi. Nhưng 5 năm, 10 năm hay 20 năm, khi đã có một con đường, cứ đi rồi sẽ đến.

(Trích sách "Sống và Khát Vọng")

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét