Cũng trải qua 1 quá trình 3 năm trong ngành đào tạo, mình có những kinh nghiệm nhất định. Viết vài cái ra để mọi người xem nhé.
- Câu hỏi 1: Tôi nghĩ việc tự trải nghiệm trong cuộc sống có hiệu quả và giá trị hơn nhiều so với đi học?
Việc trải nghiệm trong cuộc sống là điều vô cùng quan trọng. Ai cũng sẽ phải có những thất bại lớn, nhỏ, khi gặp và vượt qua những điều đó, họ có những bài học cho bản thân mình và dễ dàng tránh nó nếu nó xuất hiện trong tương lai, những cái đó được gọi là trải nghiệm. Nhưng có những bài học, những thất bại không nhất thiết phải tự trải qua để thấm nhuần, có những điều có thể học được thông qua việc cảm nhận, học tập và lắng nghe những cái người khác trải qua. Có thể khi học những trải nghiệm của người khác, chúng ta không nhớ và thấm bằng việc tự mình trải qua nhưng ít nhất nó cũng giúp chúng ta suy nghĩ kỹ hơn trước khi ra quyết định hay rút ngắn được 1 đoạn đường nào đó trong sự nghiệp. Vì thế, việc đi học không những không mâu thuẫn với sự tự trải nghiệm mà nó còn hỗ trợ cho sự tự trải nghiệm được sâu sắc hơn.
- Câu hỏi 2: Trước khi học nên tìm hiểu những thông tin gì?
Trước khi đi học bất kể khóa học ngắn hạn gì hãy quan tâm các yếu tố sau: nội dung chương trình đào tạo, người đứng đào tạo, đơn vị tổ chức chương trình, địa điểm và số lượng học viên cùng tham gia. Đây là những yếu tố quan trọng hàng đầu để đưa ra quyết định đi học.
- Câu hỏi 3: Có cần nhất thiết đi học từ 1 người đã làm được cái đó không?
Có những người rất giỏi làm nhưng lại không thể truyền đạt cho người khác làm được như họ, cũng có những người vừa giỏi làm vừa giỏi việc truyền đạt lại cho người khác, cũng có những người không giỏi làm nhưng giỏi truyền đạt cho người khác làm được như vậy. Vì thế, không nhất thiết phải là một người giỏi làm mới có thể dạy được chúng ta. Quan trọng, người đó phải là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực đó và họ có khả năng truyền đạt tốt.
- Câu hỏi 4: Thế nào là diễn giả, thế nào là người đào tạo?
Diễn giả hay người đào tạo đều có 1 điểm chung là đều muốn đem những điều tốt đẹp đến cho thính giả hay học viên tuy nhiên phương pháp để làm điều đó thì lại khác nhau:
+ Diễn giả: phương pháp chủ đạo mà diễn giả sử dụng để thúc đẩy thính giả thay đổi là nói hay có thể dùng những từ thay thế là giảng dạy, chia sẻ. Vậy, họ nói những gì, họ sẽ nói những điều họ trải qua, những điều họ nghiệm ra, những điều họ nghiên cứu và là chuyên gia trong lĩnh vực đó. Và, họ nói như thế nào? Con người thường khó có khả năng tập trung nếu ngồi nghe trong 1 thời gian dài, vì thế diễn giả thường xuyên phải thay đổi giọng điệu, phải tạo sự hài hước trong giọng nói, phải biểu diễn trên sân khấu để hút lại sự tập trung của thính giá. Có như vậy mới giúp thính giả tập trung lại vào buổi nói chuyện và cũng giúp diễn giả truyền tải được toàn bộ thông điệp của mình.
+ Người đào tạo cũng có nói nhưng sẽ rất ít mà họ tập trung hướng dẫn học viên thay đổi bằng cách làm. Họ sẽ làm mẫu cho học viên rồi cho học viên tự làm, họ sửa khi học viên làm sai, họ đặt câu hỏi để học viên suy nghĩ, họ giải thích để học viên hiểu vấn đề đến khi học viên làm tốt mới thôi.
- Câu hỏi 5: Các chương trình hiện tại thấy na ná nhau, tôi nên lựa chọn ra sao?
Ngày nay, các học viện, các trung tâm đào tạo xuất hiện ngày càng nhiều. Khi chúng ta chưa phân biệt những sự khác nhau đó, chúng ta có thể tìm đến lời khuyên của bạn bè, có thể search trên google, facebook hay cũng có thể lựa chọn những đơn vị mà chúng ta nghe quảng cáo nhiều nhất.
- Câu hỏi 6: Tôi không có thời gian nhiều vì còn đi làm, vậy tôi nên lựa chọn các chương trình học như thế nào cho phù hợp?
Nếu chúng ta dành ưu tiên cho việc học trong thời gian biểu của mình thì bất kể lúc nào sắp xếp được hãy đi học. Còn nều chúng ta chưa coi việc học là quan trọng thì hãy đi học cái gì mà mình đang cảm thấy kém nhất!
- Câu hỏi 7: Nên đầu tư bao nhiêu tiền cho việc đi học?
Nên đầu tư từ 10-15% tổng thu nhập trong tháng cho việc học
- Câu hỏi 8: Tôi thấy sau khi học tôi không có sự thay đổi nhiều?
Không ai có thể khiến chúng tat hay đổi nếu chúng ta không muốn thay đổi. Trước tiên, chúng ta không nên quá kỳ vọng sau 1 chương trình học, chúng ta sẽ trở thành 1 con người tích cực hơn, điều này là không thể với hầu hết mọi người vì chất chỉ chuyển khi lượng tăng đến giới hạn, mà quá trình tăng lượng là quá trình đòi hỏi thời gian. Những chương trình đào tạo chính là sự thúc đẩy cho quá trình tăng lượng chứ không phải là sự thay đổi chất trong con người.
- Câu hỏi 9: Tôi nghĩ bản thân mình đã va vấp khá nhiều trong cuộc sống, thậm chí còn hơn người đứng dạy, vậy tại sao tôi phải đi học?
Khi chúng ta nghĩ chúng ta cần học thêm 1 cái gì đó, dù chỉ là 1 cái nhỏ bé nhất thôi cũng được thì người thầy sẽ xuất hiện. Khi chúng ta nghĩ chúng ta đã có quá nhiều sự va vấp trong cuộc sống đã đủ để sống tiếp chặng đường còn lại và cũng có thể dạy lại cho thế hệ sau thì có lẽ lúc đó chúng ta nên dừng lại việc học vì có học cũng không thể nhớ thêm và ứng dụng và thay đổi được gì.
- Câu hỏi 10: Đi học có cần phải lấy giấy chứng nhận, bằng tốt nghiệp khóa học không?
Giấy chứng nhận hay bằng tốt nghiệp là bằng chứng chứng minh bạn đã vượt qua được 1 chương trình học tập nghiêm túc của 1 đơn vị nào đó. Nó sẽ vô cùng cần thiết nếu chương trình đào tạo đó được 1 tổ chức thứ 3 có uy tín chứng nhận còn nếu không có tổ chức thứ 3 chứng nhận thì việc lấy hay không lấy giấy chứng nhận đó với các chương trình ngắn hạn cũng không phải là vấn đề quá quan trọng.
- Câu hỏi 1: Tôi nghĩ việc tự trải nghiệm trong cuộc sống có hiệu quả và giá trị hơn nhiều so với đi học?
Việc trải nghiệm trong cuộc sống là điều vô cùng quan trọng. Ai cũng sẽ phải có những thất bại lớn, nhỏ, khi gặp và vượt qua những điều đó, họ có những bài học cho bản thân mình và dễ dàng tránh nó nếu nó xuất hiện trong tương lai, những cái đó được gọi là trải nghiệm. Nhưng có những bài học, những thất bại không nhất thiết phải tự trải qua để thấm nhuần, có những điều có thể học được thông qua việc cảm nhận, học tập và lắng nghe những cái người khác trải qua. Có thể khi học những trải nghiệm của người khác, chúng ta không nhớ và thấm bằng việc tự mình trải qua nhưng ít nhất nó cũng giúp chúng ta suy nghĩ kỹ hơn trước khi ra quyết định hay rút ngắn được 1 đoạn đường nào đó trong sự nghiệp. Vì thế, việc đi học không những không mâu thuẫn với sự tự trải nghiệm mà nó còn hỗ trợ cho sự tự trải nghiệm được sâu sắc hơn.
- Câu hỏi 2: Trước khi học nên tìm hiểu những thông tin gì?
Trước khi đi học bất kể khóa học ngắn hạn gì hãy quan tâm các yếu tố sau: nội dung chương trình đào tạo, người đứng đào tạo, đơn vị tổ chức chương trình, địa điểm và số lượng học viên cùng tham gia. Đây là những yếu tố quan trọng hàng đầu để đưa ra quyết định đi học.
- Câu hỏi 3: Có cần nhất thiết đi học từ 1 người đã làm được cái đó không?
Có những người rất giỏi làm nhưng lại không thể truyền đạt cho người khác làm được như họ, cũng có những người vừa giỏi làm vừa giỏi việc truyền đạt lại cho người khác, cũng có những người không giỏi làm nhưng giỏi truyền đạt cho người khác làm được như vậy. Vì thế, không nhất thiết phải là một người giỏi làm mới có thể dạy được chúng ta. Quan trọng, người đó phải là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực đó và họ có khả năng truyền đạt tốt.
- Câu hỏi 4: Thế nào là diễn giả, thế nào là người đào tạo?
Diễn giả hay người đào tạo đều có 1 điểm chung là đều muốn đem những điều tốt đẹp đến cho thính giả hay học viên tuy nhiên phương pháp để làm điều đó thì lại khác nhau:
+ Diễn giả: phương pháp chủ đạo mà diễn giả sử dụng để thúc đẩy thính giả thay đổi là nói hay có thể dùng những từ thay thế là giảng dạy, chia sẻ. Vậy, họ nói những gì, họ sẽ nói những điều họ trải qua, những điều họ nghiệm ra, những điều họ nghiên cứu và là chuyên gia trong lĩnh vực đó. Và, họ nói như thế nào? Con người thường khó có khả năng tập trung nếu ngồi nghe trong 1 thời gian dài, vì thế diễn giả thường xuyên phải thay đổi giọng điệu, phải tạo sự hài hước trong giọng nói, phải biểu diễn trên sân khấu để hút lại sự tập trung của thính giá. Có như vậy mới giúp thính giả tập trung lại vào buổi nói chuyện và cũng giúp diễn giả truyền tải được toàn bộ thông điệp của mình.
+ Người đào tạo cũng có nói nhưng sẽ rất ít mà họ tập trung hướng dẫn học viên thay đổi bằng cách làm. Họ sẽ làm mẫu cho học viên rồi cho học viên tự làm, họ sửa khi học viên làm sai, họ đặt câu hỏi để học viên suy nghĩ, họ giải thích để học viên hiểu vấn đề đến khi học viên làm tốt mới thôi.
- Câu hỏi 5: Các chương trình hiện tại thấy na ná nhau, tôi nên lựa chọn ra sao?
Ngày nay, các học viện, các trung tâm đào tạo xuất hiện ngày càng nhiều. Khi chúng ta chưa phân biệt những sự khác nhau đó, chúng ta có thể tìm đến lời khuyên của bạn bè, có thể search trên google, facebook hay cũng có thể lựa chọn những đơn vị mà chúng ta nghe quảng cáo nhiều nhất.
- Câu hỏi 6: Tôi không có thời gian nhiều vì còn đi làm, vậy tôi nên lựa chọn các chương trình học như thế nào cho phù hợp?
Nếu chúng ta dành ưu tiên cho việc học trong thời gian biểu của mình thì bất kể lúc nào sắp xếp được hãy đi học. Còn nều chúng ta chưa coi việc học là quan trọng thì hãy đi học cái gì mà mình đang cảm thấy kém nhất!
- Câu hỏi 7: Nên đầu tư bao nhiêu tiền cho việc đi học?
Nên đầu tư từ 10-15% tổng thu nhập trong tháng cho việc học
- Câu hỏi 8: Tôi thấy sau khi học tôi không có sự thay đổi nhiều?
Không ai có thể khiến chúng tat hay đổi nếu chúng ta không muốn thay đổi. Trước tiên, chúng ta không nên quá kỳ vọng sau 1 chương trình học, chúng ta sẽ trở thành 1 con người tích cực hơn, điều này là không thể với hầu hết mọi người vì chất chỉ chuyển khi lượng tăng đến giới hạn, mà quá trình tăng lượng là quá trình đòi hỏi thời gian. Những chương trình đào tạo chính là sự thúc đẩy cho quá trình tăng lượng chứ không phải là sự thay đổi chất trong con người.
- Câu hỏi 9: Tôi nghĩ bản thân mình đã va vấp khá nhiều trong cuộc sống, thậm chí còn hơn người đứng dạy, vậy tại sao tôi phải đi học?
Khi chúng ta nghĩ chúng ta cần học thêm 1 cái gì đó, dù chỉ là 1 cái nhỏ bé nhất thôi cũng được thì người thầy sẽ xuất hiện. Khi chúng ta nghĩ chúng ta đã có quá nhiều sự va vấp trong cuộc sống đã đủ để sống tiếp chặng đường còn lại và cũng có thể dạy lại cho thế hệ sau thì có lẽ lúc đó chúng ta nên dừng lại việc học vì có học cũng không thể nhớ thêm và ứng dụng và thay đổi được gì.
- Câu hỏi 10: Đi học có cần phải lấy giấy chứng nhận, bằng tốt nghiệp khóa học không?
Giấy chứng nhận hay bằng tốt nghiệp là bằng chứng chứng minh bạn đã vượt qua được 1 chương trình học tập nghiêm túc của 1 đơn vị nào đó. Nó sẽ vô cùng cần thiết nếu chương trình đào tạo đó được 1 tổ chức thứ 3 có uy tín chứng nhận còn nếu không có tổ chức thứ 3 chứng nhận thì việc lấy hay không lấy giấy chứng nhận đó với các chương trình ngắn hạn cũng không phải là vấn đề quá quan trọng.
Theo anh Đỗ Duy Hưng _ GĐ CTCP Nói Là Làm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét