Một số người cứ nói rằng cách học tốt nhất là học qua thực tế cuộc sống. Nhưng lại không hiểu rằng, học qua thực tế cuộc sống là cách học đắt giá nhất (về thời gian, công sức và tiền của). Nhiều người mất vài năm, thậm chí hàng chục năm, thậm chí cả tiền bạc, công sức, chỉ để học những bài học từ thực tế cuộc sống mà lẽ ra có thể học với thời gian ngắn hơn nhiều và cái giá rẻ hơn nhiều từ một quyển sách hoặc một lớp học, vốn đã được bao nhiêu người đi trước cũng đã trả giá bằng mồ hôi, nước mắt đúc kết lại cho. Có một người bạn Singapore đã từng cay đắng chia sẻ sau khi lao mình vào cuộc sống mà thiếu chuẩn bị: "Tôi mất 200.000 đô chỉ để học một bài học đơn giản từ trường đời. Đó là: phải đi học".
Cho nên, những người thiếu khôn ngoan nhất sẽ không bao giờ chịu đọc, chịu học, chịu tìm tòi, nhưng luôn vỗ ngực rằng ta đây "học từ thực tế cuộc sống". Còn những người khôn ngoan luôn muốn đọc nhiều hơn, học nhiều hơn, tìm tòi nhiều hơn, và nhanh chóng áp dụng vào cuộc sống để đảm bảo mức độ rủi ro thấp nhất, nhưng hứa hẹn sẽ đạt được kết quả cao nhất.
Dĩ nhiên, vẫn có những trường hợp người khôn ngoan buộc phải lăn mình vào cuộc sống, dám chập nhận rủi ro to lớn để học từ thực tế cuộc sống. Nhưng họ chỉ làm điều đó sau khi họ đã nỗ lực rất nhiều tìm kiếm câu trả lời từ sách hoặc từ thầy mà chưa đủ. Thậm chí, ngay cả khi như thế, rủi ro của những người khôn ngoan cũng thấp hơn, bởi vì có thể họ không tìm thấy chính xác điều mình cần qua sách vở hay lớp học, nhưng nhờ đọc và học trước khi lao ra "chiến trường", họ ít nhiều cũng có thể dự trù được những khó khăn và rủi ro để chuẩn bị phương án đề phòng. Rốt cuộc, họ sẽ học được bài học từ cuộc sống nhưng với "tổn thất" ít nhất có thể.
Thay vì làm họ ngã đau đến mức không gượng dậy nổi, thực tế khắc nghiệt của cuộc sống chỉ đủ sức khiến người khôn ngoan phải lùi lại một bước, nhưng đó là bước lấy đà để tiến lên nhiều bước hơn. Nhờ vậy, họ mới ngày càng thành công hơn.
(Trích từ bài diễn thuyết "Làm thế nào để tạo đột phá trong sự nghiệp và cuộc sống")
Cho nên, những người thiếu khôn ngoan nhất sẽ không bao giờ chịu đọc, chịu học, chịu tìm tòi, nhưng luôn vỗ ngực rằng ta đây "học từ thực tế cuộc sống". Còn những người khôn ngoan luôn muốn đọc nhiều hơn, học nhiều hơn, tìm tòi nhiều hơn, và nhanh chóng áp dụng vào cuộc sống để đảm bảo mức độ rủi ro thấp nhất, nhưng hứa hẹn sẽ đạt được kết quả cao nhất.
Dĩ nhiên, vẫn có những trường hợp người khôn ngoan buộc phải lăn mình vào cuộc sống, dám chập nhận rủi ro to lớn để học từ thực tế cuộc sống. Nhưng họ chỉ làm điều đó sau khi họ đã nỗ lực rất nhiều tìm kiếm câu trả lời từ sách hoặc từ thầy mà chưa đủ. Thậm chí, ngay cả khi như thế, rủi ro của những người khôn ngoan cũng thấp hơn, bởi vì có thể họ không tìm thấy chính xác điều mình cần qua sách vở hay lớp học, nhưng nhờ đọc và học trước khi lao ra "chiến trường", họ ít nhiều cũng có thể dự trù được những khó khăn và rủi ro để chuẩn bị phương án đề phòng. Rốt cuộc, họ sẽ học được bài học từ cuộc sống nhưng với "tổn thất" ít nhất có thể.
Thay vì làm họ ngã đau đến mức không gượng dậy nổi, thực tế khắc nghiệt của cuộc sống chỉ đủ sức khiến người khôn ngoan phải lùi lại một bước, nhưng đó là bước lấy đà để tiến lên nhiều bước hơn. Nhờ vậy, họ mới ngày càng thành công hơn.
(Trích từ bài diễn thuyết "Làm thế nào để tạo đột phá trong sự nghiệp và cuộc sống")
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét